Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013
Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013
Những gì tôi đã làm
Tối nay, ngồi nghĩ về những gì mình đang làm. Và thấy hơi buồn. Nhưng rồi lại ko buồn nữa.
Bạn lớp trưởng nói với mình rằng mọi người phải cố gắng tham gia các
hoạt động của trường để cộng điểm rèn luyện vì kì này chấm gắt.
Thưa
nhà trường, từ khi nào mà cái phát triển thực sự bên trong con người đã
bị thay thế bằng một thứ danh hiệu được mã hóa bằng các con số?
Mình ít khi tham gia hoạt động của trường. Ko phải vì ko muốn. Em muốn
lắm chứ. Nhưng những hoạt động ca múa nhảy đó thực sự em hiếm khi thấy
hào hứng. Ngay cả việc dự hội thảo cũng là một việc được tổ chức để nâng
điểm rèn luyện. Từ khi nào mà tự thân cái nhận thức về hành động được
đem ra cho điểm thế ạ?
Mình ko nghĩ rằng profile về ngoại khóa của
mình kém. Khi các bạn đi xem múa nón lá gáo dừa ở trường, em đang ở hội
thảo khởi nghiệp. Khi các bạn đi cổ vũ bóng đá, em đang ở Career Day xem
quy trình tuyển dụng. Khi các bạn em đ hội thảo để kiếm điểm, em đang ở
English Club của Lãnh sự quán Mỹ. Khi
mà các bạn đang ngủ trưa, em đang ở trung tâm Hoa Kỳ nghe trình bày
những luận điểm về xã hội, về đồng tính giới qua cái nhìn của người Việt
Nam và người Mỹ.
Em ko tham gia vào các hoạt động đi cổ vũ, thay
vào đó, em nộp đơn vào VYE mong rằng học đc nhiều điều về Start-up. Cho
dù ko thành công, nhưng em đã hiểu thêm đc nhiều điều, cả về thế mạnh
lẫn điểm yếu của bản thân. Sau đó, em đi tiếp tới Christina Noble
Children’s Founddation để xin làm English Assistant nhưng vì thầy ko
chịu ký vào thư giới thiệu nên em ko đc đi. Ko từ bỏ, em xin vào VIC làm
ban Event mong rằng sẽ phọc được kinh nghiệm tổ chức event và hoạt động
đội nhóm. Em sẽ tiếp tục làm và tiếp tục tìm kiếm.
Em ko lười
biếng, chỉ đơn giản rằng em thích Career talk show hơn là múa nón lá. Em
thích nghe diễn thuyết về người đồng tính hơn là cổ vũ đá bóng (mặc dù
em ko đồng tính). Cái em quan tâm thực sự là sự phát triển bên trong. Đó
ko phải là cái bên ngoài hời hợt để làm đầy 1 cái CV hay tăng điểm.
Có bao nhiêu bạn đi tham dự những hoạt động của trường và học được nhiều điều như em đã học?
Nhớ tới quyển sách Suối Nguồn: “Họ ko có khả năng. Họ chỉ có những mối
quan hệ. Những người đó, thực tại ko nằm trong con người họ mà nằm trong
khoảng ko giữa người này với người khác.” Vâng. Khả năng đã bị thay thế
bằng danh hiệu.
Nghĩ về mình rồi nghĩ tới Gisels-người tình 1 đêm của ông già Alan. Tự nhiên cổ họng đắng ngắt.
Phải chăng em đã bị trừ điểm rèn luyện vì em ko biết cách dùng danh
hiệu bề ngoài để che dấu cái ngu dốt thực sự bên trong như ai đó đã làm?
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
Bất hạnh là gì?
Bất hạnh trong cuộc đời có nhiều loại. Nhưng tôi nghĩ chỉ có 2 loại chính chi phối tất cả các loại khác. Nhiều lần, tôi tự hỏi cái bất hạnh thực sự của con người là gì nhưng tôi ko trả lời đc. Cho đến khi thâm trầm đã đủ, đau đớn đã đi qua, tôi mới có dịp nhìn lại để tự trả lời.
Thứ nhất, cho dù là người như thế nào, thì cái khát khao có đc sự chia sẻ, thông cảm và am hiểu là rất to lớn. Tại sao nhiều người độc thân chọn thú cưng làm bạn cho dù thú cưng chẳng phải là bạn đúng nghĩa? Bởi vì thú ko phản kháng, thú chỉ biết lắng nghe, nghe và nghe. Trong đời, sau những cuộc vui khuây khỏa, sau những đêm tàn, sau những hào quang và những mối quan hệ mang tính ngoài mặt, thì cái phần trống rỗng bên trong đó cần được lấp đầy. Nhưng việc tìm thấy người có thể lấp đầy nó là cả một vấn đề to tát. Đó ko đơn thuần là đồng điệu về sở thích, chí hướng. Đó là một thứ thuộc về bản chất bên trong, thuộc về hệ giá trị cơ bản. Đây chính là lý do vì sao nhiều người, sau khi trải qua những mối quan hệ với người khác ko muốn tiếp tục có thêm hoặc Rất muốn có thêm. Loại thứ nhất ko tin rằng có người có thể lấp đi chỗ đó và thà chịu 1 mình còn hơn cô đơn trong 1 mối quan hệ. Loại thứ 2 ko thể chịu được cảm giác 1 mình liên tục trong thời gian dài và phải đi tìm kiếm thứ gì đó để chắp vá vào 1 lỗ hổng đang lớn dần. Những cuộc tìm kiếm như vậy cứ tiếp diễn cho đến khi họ quá mệt mỏi.
Cái bất hạnh này sẽ trở thành bệnh dịch nếu nó xảy ra thường trực trong toàn bộ xã hội. Tôi đi giữa biển người nhưng ko ai chia sẻ cùng tôi ý nghĩ. Tôi đi giữa biển người mà hệ giá trị của tôi và họ trái ngược nhau hoặc nằm ở 2 đẳng cấp khác xa nhau. Tôi ko tìm thấy bóng dáng của sự sâu sắc, ko thấy bóng dáng của đồng cảm mang tính người. Sự cô độc ko phải là việc tôi ngồi 1 mình trong căn phòng mà là khi tôi đi giữa biển người nhưng ko ai ngoái lại nhìn ai.
Cái bất hạnh thứ 2 là ko được sống thực sự, dạng thức thể hiện của nó là sự tồn tại về thể xác và sự cố gắng duy trì sự tồn tại thể xác đó. Sự tồn tại đó có nghĩa là có thể tồn tại rất sung túc hoặc rất túng thiếu về vật chất nhưng trong cả 2 trường hợp, ko biết mình tồn tại vì điều gì và tại sao mình tồn tại. Sự bất hạnh này đôi khi bị hiểu lầm là hạnh phúc khi mà xung quanh người đó quá đầy đủ về vật chất.
1 người làm nhân viên cho 1 cty danh tiếng với mức lương cao ngất, sáng đi là lúc 8h, chiều về lúc 5h, đều đặn. Nhưng người đó làm việc như vậy vì điều gì?
Tất nhiên, có nhiều người rất đam mê công việc của họ và xem nó như mạng sống. Đây là người hạnh phúc thật sự. Nhưng nếu người đó đang làm công việc đó vì lý do khác, thì tôi cho rằng đây là 1 dạng tồn tại về thể xác.
Thế nhưng, việc duy trì 1 công việc mình ko thích để làm nền tảng đạt được cái mình thích thì lại là một hạnh phúc. Đó là cái hạnh phúc trong sự cảm nhận sâu sát về quá trình mài giũa con người để đạt tới cái đích mà người đó muốn. Một sinh viên mới ra trường ấp ủ mơ ước về 1 cty mỹ phẩm nhưng ko có vốn lẫn kinh nghiệm, người này chọn cách vào làm việc cho 1 cty mỹ phẩm tốt để học tập trước khi bắt đầu. Đó chính là 1 ví dụ điển hình. Đó chính là nền tảng của quá trình vươn tới Sự Sống chứ ko phải Sự Tồn Tại thuần túy. Trước mùa xuân là mùa đông. Trước khi vươn tới Sự Sống thật sự thì cần phải chấp nhận những ngày dài đằng đẵng. Nhưng những ngày dài ấy ko phải là Tồn Tại, nó là sự chịu đựng có chủ đích.
Nhiêu đó thôi.
Thứ nhất, cho dù là người như thế nào, thì cái khát khao có đc sự chia sẻ, thông cảm và am hiểu là rất to lớn. Tại sao nhiều người độc thân chọn thú cưng làm bạn cho dù thú cưng chẳng phải là bạn đúng nghĩa? Bởi vì thú ko phản kháng, thú chỉ biết lắng nghe, nghe và nghe. Trong đời, sau những cuộc vui khuây khỏa, sau những đêm tàn, sau những hào quang và những mối quan hệ mang tính ngoài mặt, thì cái phần trống rỗng bên trong đó cần được lấp đầy. Nhưng việc tìm thấy người có thể lấp đầy nó là cả một vấn đề to tát. Đó ko đơn thuần là đồng điệu về sở thích, chí hướng. Đó là một thứ thuộc về bản chất bên trong, thuộc về hệ giá trị cơ bản. Đây chính là lý do vì sao nhiều người, sau khi trải qua những mối quan hệ với người khác ko muốn tiếp tục có thêm hoặc Rất muốn có thêm. Loại thứ nhất ko tin rằng có người có thể lấp đi chỗ đó và thà chịu 1 mình còn hơn cô đơn trong 1 mối quan hệ. Loại thứ 2 ko thể chịu được cảm giác 1 mình liên tục trong thời gian dài và phải đi tìm kiếm thứ gì đó để chắp vá vào 1 lỗ hổng đang lớn dần. Những cuộc tìm kiếm như vậy cứ tiếp diễn cho đến khi họ quá mệt mỏi.
Cái bất hạnh này sẽ trở thành bệnh dịch nếu nó xảy ra thường trực trong toàn bộ xã hội. Tôi đi giữa biển người nhưng ko ai chia sẻ cùng tôi ý nghĩ. Tôi đi giữa biển người mà hệ giá trị của tôi và họ trái ngược nhau hoặc nằm ở 2 đẳng cấp khác xa nhau. Tôi ko tìm thấy bóng dáng của sự sâu sắc, ko thấy bóng dáng của đồng cảm mang tính người. Sự cô độc ko phải là việc tôi ngồi 1 mình trong căn phòng mà là khi tôi đi giữa biển người nhưng ko ai ngoái lại nhìn ai.
Cái bất hạnh thứ 2 là ko được sống thực sự, dạng thức thể hiện của nó là sự tồn tại về thể xác và sự cố gắng duy trì sự tồn tại thể xác đó. Sự tồn tại đó có nghĩa là có thể tồn tại rất sung túc hoặc rất túng thiếu về vật chất nhưng trong cả 2 trường hợp, ko biết mình tồn tại vì điều gì và tại sao mình tồn tại. Sự bất hạnh này đôi khi bị hiểu lầm là hạnh phúc khi mà xung quanh người đó quá đầy đủ về vật chất.
1 người làm nhân viên cho 1 cty danh tiếng với mức lương cao ngất, sáng đi là lúc 8h, chiều về lúc 5h, đều đặn. Nhưng người đó làm việc như vậy vì điều gì?
Tất nhiên, có nhiều người rất đam mê công việc của họ và xem nó như mạng sống. Đây là người hạnh phúc thật sự. Nhưng nếu người đó đang làm công việc đó vì lý do khác, thì tôi cho rằng đây là 1 dạng tồn tại về thể xác.
Thế nhưng, việc duy trì 1 công việc mình ko thích để làm nền tảng đạt được cái mình thích thì lại là một hạnh phúc. Đó là cái hạnh phúc trong sự cảm nhận sâu sát về quá trình mài giũa con người để đạt tới cái đích mà người đó muốn. Một sinh viên mới ra trường ấp ủ mơ ước về 1 cty mỹ phẩm nhưng ko có vốn lẫn kinh nghiệm, người này chọn cách vào làm việc cho 1 cty mỹ phẩm tốt để học tập trước khi bắt đầu. Đó chính là 1 ví dụ điển hình. Đó chính là nền tảng của quá trình vươn tới Sự Sống chứ ko phải Sự Tồn Tại thuần túy. Trước mùa xuân là mùa đông. Trước khi vươn tới Sự Sống thật sự thì cần phải chấp nhận những ngày dài đằng đẵng. Nhưng những ngày dài ấy ko phải là Tồn Tại, nó là sự chịu đựng có chủ đích.
Nhiêu đó thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)