Hôm nay, lê bước từ cổng trường đến công viên Tao Đàn để đón xe mà lòng nặng trĩu. Bước đi dậm xuống nền đất là sự in dấu của tâm trạng, mỏi mệt nhưng cũng có những niềm hy vọng xem lẫn nỗi tuyệt vọng.
Có những thời điểm trước đây, trong những tuyệt vọng cùng cực và sự cuồng loạn của trí óc, ko ít lần mình nghĩ đến cái chết. Giờ đây, trong sự mạnh mẽ hơn của bản thân, cho dù biết mình đang bị đặt trong nghịch cảnh, nhưng niềm hy vọng của mình ko tắt.
Sau cái cuộc nói chuyện với 1 sinh viên năm 4 ngành Môi trường đầu buổi chiều, mình mới phát hiện ra là những sinh viên học kinh tế hiểu biết hơn những sinh viên ngành khác về xã hội và chính trị. Vì họ ko bị ràng buộc quá nhiều bởi những loại hình tẩy não, và ngành học của họ liên quan nhiều tới chính trị xã hội. Thời khắc mà anh sinh viên đó thốt lên cái câu :"NN mình vậy cũng được rồi. Cứ sống vậy đi. Hơi đâu mà lo.", thì lòng mình quặn thắt lên một cơn đau ko thể tả nổi. Mình cũng ko hiểu vì sao mình lại cảm thấy đau đớn khó tả như vậy. Chỉ biết rằng sau câu nói đó, mình tràn đầy một ước muốn rằng, nơi này, một ngày nào đó sẽ thoát khỏi Sự Vô Minh và thoát khỏi móng vuốt của Những Bàn Tay Ác Quỷ.
Sau tất cả nhữg vui buồn hy vọng và thất vọng ngổn ngang, thời khắc ý nghĩa nhất là thời điểm mà sự thật phơi bày. Sự Thật là cái đẩy con người xuống 1 tâm trạng cùng cực nhưng cũng là thứ đưa con người lên một cảnh sắc mới. Một cảnh sắc hứa hẹn những ánh sáng mới ngay cả khi đang sống trong 1 đêm dài. Rốt cuộc, mình cũng ko còn phân biệt được đâu là chân lý. Chỉ còn biết tô trọng sự lựa chọn riêng của mỗi người.
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
Văn hóa vô sản
Đâu là sự thật và đâu là chân lý?
Cho đến giờ, tôi vẫn ko biết. Có lẽ biên giới giữa sự thật và giả dối đôi khi rất mơ hồ.
Sinh nhầm thế hệ. Điều gì đã tạo ra cái lỗ hổng quá lớn giữa Hòn Ngọc Viễn Đông và thành phố Hồ Chí Minh bây giờ?
Hình như cái Nhân, cái Tín Nghĩa và cái Đạo của Hòn Ngọc Viễn Đông đã bị thay thế bằng cái "văn hóa vô sản" của thành phố Hồ Chí Minh.
Cho đến giờ, tôi vẫn ko biết. Có lẽ biên giới giữa sự thật và giả dối đôi khi rất mơ hồ.
Sinh nhầm thế hệ. Điều gì đã tạo ra cái lỗ hổng quá lớn giữa Hòn Ngọc Viễn Đông và thành phố Hồ Chí Minh bây giờ?
Hình như cái Nhân, cái Tín Nghĩa và cái Đạo của Hòn Ngọc Viễn Đông đã bị thay thế bằng cái "văn hóa vô sản" của thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013
Người Lớn
Bên trong một Người Lớn, cái tò mò về sự bí ẩn đã biến mất, chỉ còn lại sự mệt mỏi về những gì ko nắm bắt kịp.
Bên trong một Người Lớn, cái hăng say trong hành động một cách rủi ro đã biến mất, chỉ còn lại sự lo lắng về một nỗi sợ đánh mất.
Bên trong một Người Lớn, cái tươi đẹp dường như đang ko tìm thấy được, vì nó được nhìn nhận qua những tiêu chuẩn ko phải là của tuổi thơ.
Bên trong một Người Lớn, sự thật là thứ ít khi xuất hiện, ngay cả khi chỉ có một mình.
Bên trong một Người Lớn, sự chấp nhận cái mục ruỗng đã thành thông lệ, và thậm chí ko ý thức được về sự chấp nhận đó.
Bên trong một Người Lớn, điều đáng sợ ko phải là đi trong đêm tối mà là đi giữa ban ngày, với một khuôn mặt mà ai cũng biết, nhưng ko ai đi cùng.
Bên trong một Người Lớn, vấn đề ko phải là gắn vào như thế nào mà là gỡ ra như thế nào.
Bên trong một Người Lớn, ko có sự mong mỏi là ai sẽ cùng đối mặt, nhưng lại có sự mong mỏi một khả năng đối mặt tự lực.
Bên trong một Người Lớn, ko còn niềm vui của một đám tiệc, mà là sự mệt mỏi của việc nhận ra bản chất của đám tiệc.
Bên trong một Người Lớn, sự cầu mong giúp đỡ ít hơn cái mong muốn nhìn thấy thực tiễn của sự thành công.
Bên trong một Người Lớn, dù ko nói ra nhưng lại thực sự mong ước tìm lại được một chút của Bên trong một Đứa Trẻ.
Bên trong một Người Lớn, cái hăng say trong hành động một cách rủi ro đã biến mất, chỉ còn lại sự lo lắng về một nỗi sợ đánh mất.
Bên trong một Người Lớn, cái tươi đẹp dường như đang ko tìm thấy được, vì nó được nhìn nhận qua những tiêu chuẩn ko phải là của tuổi thơ.
Bên trong một Người Lớn, sự thật là thứ ít khi xuất hiện, ngay cả khi chỉ có một mình.
Bên trong một Người Lớn, sự chấp nhận cái mục ruỗng đã thành thông lệ, và thậm chí ko ý thức được về sự chấp nhận đó.
Bên trong một Người Lớn, điều đáng sợ ko phải là đi trong đêm tối mà là đi giữa ban ngày, với một khuôn mặt mà ai cũng biết, nhưng ko ai đi cùng.
Bên trong một Người Lớn, vấn đề ko phải là gắn vào như thế nào mà là gỡ ra như thế nào.
Bên trong một Người Lớn, ko có sự mong mỏi là ai sẽ cùng đối mặt, nhưng lại có sự mong mỏi một khả năng đối mặt tự lực.
Bên trong một Người Lớn, ko còn niềm vui của một đám tiệc, mà là sự mệt mỏi của việc nhận ra bản chất của đám tiệc.
Bên trong một Người Lớn, sự cầu mong giúp đỡ ít hơn cái mong muốn nhìn thấy thực tiễn của sự thành công.
Bên trong một Người Lớn, dù ko nói ra nhưng lại thực sự mong ước tìm lại được một chút của Bên trong một Đứa Trẻ.
Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013
Hãy cho tôi một thực tiễn, để tôi có thể can đảm trong sự hỗn loạn
"Hãy cho tôi nhìn thấy điều đó qua từng hành động cụ thể của con người trên trái đất này. Hãy cho tôi nhìn thấy điều đó trở thành hiện thực. Hãy để tôi nhận được câu trả lời cho cái giao ước trong thứ âm nhạc đó. Không phải là đầy tớ hay ông chủ, không phải là thánh đường hay những vật cúng tế mà là cái tận cùng, cái hoàn thiện, cái được thanh tẩy mọi nỗi đau. Đừng giúp đỡ hay phục vụ tôi mà hãy để tôi được nhìn thấy nó một lần bởi vì tôi cần đến nó. Những người anh em, đừng cố gắng làm tôi hạnh phúc mà hãy chỉ cho tôi hạnh phúc của anh, hãy cho tôi thấy hạnh phúc đó là có thật, hãy cho tôi thấy thành quả của anh và điều đó sẽ cho tôi sức mạnh để tìm kiếm hạnh phúc cho mình."
AR.
AR.
Những Ý Nghĩ
Những Ý Nghĩ cho tôi biết tôi đang sống. Những Ý Nghĩa xoa dịu tôi, hàn gắn tôi. Những Ý Nghĩ chữa bệnh cho tôi và gây thêm bệnh khác cho tôi. Những Ý Nghĩ là kẻ thù của tôi, giết chết tôi. Những Ý Nghĩ là bạn tôi và cứu tôi sống từ tay Thần Chết. Những Ý Nghĩ là Hy Vọng của tôi và là sự Tuyệt Vọng của tôi. Những Ý Nghĩ là tiền của tôi và cũng là sự phá sản của tôi. Những Ý Nghĩ là sự Sống đầu tiên của tôi và là cái Chết của tôi. Những Ý Nghĩ là tình yêu của tôi, là người tình đầy đam mê và bội bạc của tôi. Những Ý Nghĩ là đứa trẻ con cùng tôi thả diều trong tâm tưởng. Những Ý Nghĩ là con người trường thành dắt tôi qua Đời...
Những ngày này tôi ngập chìm trong Những Ý Nghĩ...
Giờ đây chúng đang quấn lấy tôi...
Những ngày này tôi ngập chìm trong Những Ý Nghĩ...
Giờ đây chúng đang quấn lấy tôi...
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
Valentine
"Để nói được câu "Tôi yêu em" thì đầu tiên phải biết nói từ "Tôi" như thế nào." (The Fountainhead-Ayn Rand)
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013
Rand
Bỗng nhiên con bé Ry gửi mail về sách, làm mình nhớ đến 1 câu của Rand.
"Nỗi đau chỉ xuống đến 1 điểm nhất định rồi dừng lại."
Phải, nỗi đau chỉ xuống đến 1 điểm nhất định rồi dừng lại, thế nên nó ko thể hủy diệt được mình.
"Nỗi đau chỉ xuống đến 1 điểm nhất định rồi dừng lại."
Phải, nỗi đau chỉ xuống đến 1 điểm nhất định rồi dừng lại, thế nên nó ko thể hủy diệt được mình.
"Bên thắng cuộc"
DU HỌC: Ở LẠI VÀ QUAY VỀ.
Đột nhiên muốn viết ra vài điều. Vì thấy mình giữ quá nhiều thứ trong lòng và dạo này những thứ đó đang đánh lộn nhau :)). Bài viết này khá dài.
Chuyện này xảy ra khoảng 1năm trước lúc tôi còn học năm nhất. Khi tôi đến cơ sở chính của trường để học môn Toán Cao Cấp C1 thì tình cờ quen được một anh bạn học ngành Địa lý. Chúng tôi nói về chuyện học tiếng Anh. Tôi nói với anh ta rằng tôi đang tự học IELTS. Anh ko hiểu IELTS là cái gì và tôi giải thích. Sau khi nghe giải thích IELTS được sử dụng nhiều ở Anh, Úc, các nước châu Âu và 1 phần ở Mỹ nếu có ý định đi du học, anh ta chê bai châu Âu đủ điều (kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp...) và theo anh ta thì Việt Nam chính là "thiên đường" vì ktế đang phát triển (!!!). Anh ta còn nói rằng liệu tôi đi du học rồi có chắc là sẽ về nước hay ko? Sau đó, anh ta nói rằng anh đang điều hành 1 doanh nghiệp. Nhưng khi tôi hỏi doanh nghiệp đó tên gì và kinh doanh những gì thì anh ta lảng tránh không nói. Điều này làm tôi bất ngờ bởi doanh nhân phải giới thiệu sản phẩn và cty của mình cho càng nhiều người biết càng tốt.
Và tôi biết chắc chắn rằng đó sẽ là lần cuối cùng tôi nói chuyện với anh ta.
Đó chỉ là mở đầu của điều mà tôi muốn viết thôi. Chủ đề tôi muốn nói cũng chính là câu hỏi của anh chàng đó: "Đi du học rồi liệu có chắc chắn về nước hay ko?"
Tôi chưa đi du học. Điều kiện tài chính hiện tại chưa cho phép điều đó. Nhưng đó là ước mơ của tôi và tôi sẽ cố gắng vì nó. Tôi đọc nhiều trang web du học và nhiều câu chuyện chia sẻ của các anh chị đã đi và chưa đi. Tôi có nhận thấy vài điều. Những người đi du học rồi phân vân ko biết nên về hay ở, muốn về để cống hiến cho đất nước, và muốn ở lại vì sẽ được sống trong môi trường tốt hơn. Tôi rất hiểu và khâm phục các anh chị. Còn một số bạn đang ở Việt Nam (tôi nhấn mạnh là "một số") giống như anh chàng kia thì luôn luôn nhìn những người ở lại nước sở tại với một cái nhìn thiếu công bằng. Họ cho rằng những anh chị đó ích kỷ và lãng quên nơi mình đã sinh ra.
Thực chất, để có thể cống hiến cho đất nước thì ko nhất thiết cứ phải quay về Việt Nam. Giả sử các anh chị thành công ở nước ngoài, họ tạo ra nguồn kiều hối dồi dào-một trong những yếu tố quan trọng cứu nền kinh tế Việt Nam, họ mang tiền của làm ra được quyên góp từ thiện, họ đạt nhiều thành tích ở nước ngoài, họ sáng tạo nên nhiều thứ mà sau này có thể áp dụng cho Việt Nam...thì ko lẽ họ là người ko yêu nước chỉ vì họ ko sống ở Việt Nam? KHÔNG. Tôi nghĩ những anh chị cô bác này thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ. Bởi vì có quá nhiều người mang tiếng là "sống ở Việt Nam" nhưng hằng ngày chỉ biết cậy nhờ con ông cháu cha, những kẻ nắm trong tay nhiều quyền lực chỉ để nhũng nhiễu dân chúng, những con sói cầm đầu hằng ngày xuất hiện trước dân chúng với một gương mặt trong sạch nhưng lại âm thầm lừa bịp bằng khẩu hiệu để thực hiện những mưu đồ cá nhân....
Tôi có đọc cuốn truyện "Nhật ký ma cà rồng". Nhân vật Bonnie trong lúc bị bà Fell nhập vào đã nói câu này :"KHÔNG CÓ AI GIỐNG NHƯ VẺ BỀ NGOÀI CỦA HỌ CẢ."
Một sự bình yên bao trùm bên ngoài có thể là lớp áo che đậy cho những sắc cạnh bên trong.
Liệu những ai du học có nên quay về Việt Nam khi mà điều kiện để nghiên cứu ra những thứ hay ho rất hạn chế. Hoặc nếu như nghiên cứu ra, thì công trình đó đa phần sẽ nằm trong kho lưu trữ. Hay là họ nên ở lại nước sở tại, làm việc, học tập để có được kinh nghiệm quốc tế hoặc có đầy đủ phương tiện, nền tảng để có thể nghiên cứu ra thứ gì đó có thể áp dụng được ở Việt Nam, và đến lúc đó quay về Việt Nam cũng chưa muộn? HÌnh như điều thứ 2 có vẻ hợp lý hơn.
Theo tôi được biết qua cuốn sách "Đôi điều cần biết về nước Mỹ" của tác giả Lê Quang Huy và nhiều bài viết của tiến sĩ Phan có đề cập đến sự đa sắc tộc, đa văn hóa của Mỹ. Đó là một trong những yếu tố giúp cho nước Mỹ hưng thịnh khi mang nhiều đặc điểm tính cách, văn hóa, lối tư duy. Người Mỹ còn khuyến khích công dân của mình đi khắp các nước để học hỏi tiếp thu từ các nền văn hóa. Một xã hội cởi mở đón nhận nhưng lại sàng lọc khắt khe để phát triển.
Nhưng mục đích tôi viết bài này ko phải để cổ súy hay khuyên các anh chị, các bạn ở lại nước sở tại sau khi học xong.Luận điểm chỉ là luận điểm, chỉ là cách nhìn của riêng tôi chứ ch8ảng phải chân lý. Nếu các du học sinh có tâm huyết, muốn trở về với gia đình, muốn được cống hiến và đi lên trong môi trường Việt Nam (và hàng nghìn nhữg lí do cá nhân khác) thì cũng thật đáng khâm phục vì họ đã vạch rõ kế hoạch cho cuộc đời mình. Đi lên trong khó khăn nhiều khi sẽ luyện được sự nhanh nhạy mềm dẻo để thích ứng với môi trường khắc nghiệt. Tôi viết bài này chỉ muốn những người khác, đừng nhìn nhận các anh chị do học xong ở lại phương Tây bằng một con mắt thiếu thiện cảm. Bởi họ hoàn toàn có quyền lựa chọn cho cuộc sống của mình, thông qua đó có thể cống hiến cho đất nước. Tôi nghĩ chúng ta nên bớt đi định kiến về "thuần phong mỹ tục" , và bớt đi sự tự hào quá khích của một người "thắng cuộc" trong quá khứ.
Bởi vì bản thân từ "thắng cuộc" cũng chưa bao giờ giống như vẻ bề ngoài của nó cả.
Đột nhiên muốn viết ra vài điều. Vì thấy mình giữ quá nhiều thứ trong lòng và dạo này những thứ đó đang đánh lộn nhau :)). Bài viết này khá dài.
Chuyện này xảy ra khoảng 1năm trước lúc tôi còn học năm nhất. Khi tôi đến cơ sở chính của trường để học môn Toán Cao Cấp C1 thì tình cờ quen được một anh bạn học ngành Địa lý. Chúng tôi nói về chuyện học tiếng Anh. Tôi nói với anh ta rằng tôi đang tự học IELTS. Anh ko hiểu IELTS là cái gì và tôi giải thích. Sau khi nghe giải thích IELTS được sử dụng nhiều ở Anh, Úc, các nước châu Âu và 1 phần ở Mỹ nếu có ý định đi du học, anh ta chê bai châu Âu đủ điều (kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp...) và theo anh ta thì Việt Nam chính là "thiên đường" vì ktế đang phát triển (!!!). Anh ta còn nói rằng liệu tôi đi du học rồi có chắc là sẽ về nước hay ko? Sau đó, anh ta nói rằng anh đang điều hành 1 doanh nghiệp. Nhưng khi tôi hỏi doanh nghiệp đó tên gì và kinh doanh những gì thì anh ta lảng tránh không nói. Điều này làm tôi bất ngờ bởi doanh nhân phải giới thiệu sản phẩn và cty của mình cho càng nhiều người biết càng tốt.
Và tôi biết chắc chắn rằng đó sẽ là lần cuối cùng tôi nói chuyện với anh ta.
Đó chỉ là mở đầu của điều mà tôi muốn viết thôi. Chủ đề tôi muốn nói cũng chính là câu hỏi của anh chàng đó: "Đi du học rồi liệu có chắc chắn về nước hay ko?"
Tôi chưa đi du học. Điều kiện tài chính hiện tại chưa cho phép điều đó. Nhưng đó là ước mơ của tôi và tôi sẽ cố gắng vì nó. Tôi đọc nhiều trang web du học và nhiều câu chuyện chia sẻ của các anh chị đã đi và chưa đi. Tôi có nhận thấy vài điều. Những người đi du học rồi phân vân ko biết nên về hay ở, muốn về để cống hiến cho đất nước, và muốn ở lại vì sẽ được sống trong môi trường tốt hơn. Tôi rất hiểu và khâm phục các anh chị. Còn một số bạn đang ở Việt Nam (tôi nhấn mạnh là "một số") giống như anh chàng kia thì luôn luôn nhìn những người ở lại nước sở tại với một cái nhìn thiếu công bằng. Họ cho rằng những anh chị đó ích kỷ và lãng quên nơi mình đã sinh ra.
Thực chất, để có thể cống hiến cho đất nước thì ko nhất thiết cứ phải quay về Việt Nam. Giả sử các anh chị thành công ở nước ngoài, họ tạo ra nguồn kiều hối dồi dào-một trong những yếu tố quan trọng cứu nền kinh tế Việt Nam, họ mang tiền của làm ra được quyên góp từ thiện, họ đạt nhiều thành tích ở nước ngoài, họ sáng tạo nên nhiều thứ mà sau này có thể áp dụng cho Việt Nam...thì ko lẽ họ là người ko yêu nước chỉ vì họ ko sống ở Việt Nam? KHÔNG. Tôi nghĩ những anh chị cô bác này thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ. Bởi vì có quá nhiều người mang tiếng là "sống ở Việt Nam" nhưng hằng ngày chỉ biết cậy nhờ con ông cháu cha, những kẻ nắm trong tay nhiều quyền lực chỉ để nhũng nhiễu dân chúng, những con sói cầm đầu hằng ngày xuất hiện trước dân chúng với một gương mặt trong sạch nhưng lại âm thầm lừa bịp bằng khẩu hiệu để thực hiện những mưu đồ cá nhân....
Tôi có đọc cuốn truyện "Nhật ký ma cà rồng". Nhân vật Bonnie trong lúc bị bà Fell nhập vào đã nói câu này :"KHÔNG CÓ AI GIỐNG NHƯ VẺ BỀ NGOÀI CỦA HỌ CẢ."
Một sự bình yên bao trùm bên ngoài có thể là lớp áo che đậy cho những sắc cạnh bên trong.
Liệu những ai du học có nên quay về Việt Nam khi mà điều kiện để nghiên cứu ra những thứ hay ho rất hạn chế. Hoặc nếu như nghiên cứu ra, thì công trình đó đa phần sẽ nằm trong kho lưu trữ. Hay là họ nên ở lại nước sở tại, làm việc, học tập để có được kinh nghiệm quốc tế hoặc có đầy đủ phương tiện, nền tảng để có thể nghiên cứu ra thứ gì đó có thể áp dụng được ở Việt Nam, và đến lúc đó quay về Việt Nam cũng chưa muộn? HÌnh như điều thứ 2 có vẻ hợp lý hơn.
Theo tôi được biết qua cuốn sách "Đôi điều cần biết về nước Mỹ" của tác giả Lê Quang Huy và nhiều bài viết của tiến sĩ Phan có đề cập đến sự đa sắc tộc, đa văn hóa của Mỹ. Đó là một trong những yếu tố giúp cho nước Mỹ hưng thịnh khi mang nhiều đặc điểm tính cách, văn hóa, lối tư duy. Người Mỹ còn khuyến khích công dân của mình đi khắp các nước để học hỏi tiếp thu từ các nền văn hóa. Một xã hội cởi mở đón nhận nhưng lại sàng lọc khắt khe để phát triển.
Nhưng mục đích tôi viết bài này ko phải để cổ súy hay khuyên các anh chị, các bạn ở lại nước sở tại sau khi học xong.Luận điểm chỉ là luận điểm, chỉ là cách nhìn của riêng tôi chứ ch8ảng phải chân lý. Nếu các du học sinh có tâm huyết, muốn trở về với gia đình, muốn được cống hiến và đi lên trong môi trường Việt Nam (và hàng nghìn nhữg lí do cá nhân khác) thì cũng thật đáng khâm phục vì họ đã vạch rõ kế hoạch cho cuộc đời mình. Đi lên trong khó khăn nhiều khi sẽ luyện được sự nhanh nhạy mềm dẻo để thích ứng với môi trường khắc nghiệt. Tôi viết bài này chỉ muốn những người khác, đừng nhìn nhận các anh chị do học xong ở lại phương Tây bằng một con mắt thiếu thiện cảm. Bởi họ hoàn toàn có quyền lựa chọn cho cuộc sống của mình, thông qua đó có thể cống hiến cho đất nước. Tôi nghĩ chúng ta nên bớt đi định kiến về "thuần phong mỹ tục" , và bớt đi sự tự hào quá khích của một người "thắng cuộc" trong quá khứ.
Bởi vì bản thân từ "thắng cuộc" cũng chưa bao giờ giống như vẻ bề ngoài của nó cả.
Thức ăn
Cho đến bây giờ, tôi mới ý thức được rằng thức
ăn cho tinh thần ko phải những thành tích, vinh quang hay sự công nhận.
Mà là sự thật. Chỉ đơn giản là sự thật thôi.
Em ko sợ
Em hãy im lặng, và em sẽ chết vì sự im lặng
của em. Còn nếu ko, thì em hãy làm một điều gì đó, do bản thân em cảm
nhận và quyết định. Để thế gian này ko còn ai có thể ám sát cách sống và
linh hồn của em.
Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013
Mai là giao thừa
Sắp Tết. Và trong những ngày giáp Tết này, mình biết mình sẽ tìm ra một điều gì đó. Mình sẽ phát hiện thêm thứ gì đó. Nó đang đến. Mình chờ.
Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013
Đỏ
Mình
đã ko nhận ra nó. Mình đã ko hiểu cái thực tế đang xảy ra thực chất là
thứ gì. Mình đã ko ngừng thắc mắc nhưng mỗi lần thắc mắc thì mình lại
chần chừ bỏ qua và rồi sẽ ko có câu trả lời thỏa đáng. Mình vẫn tiếp tục
thắc mắc và tiếp tục sống như thế.
Cho đến giờ này, khi mà mình đã
thực sự hiểu ra nó là cái gì thì bỗng nhiên mình muốn nôn mửa. Một cảm
giác kinh hãi không thể tả nổi. Rõ ràng, mình đã có cảm nhận về thứ đó
nhiều năm về trước nhưng lại không thể gọi tên nó và không chắc chắn về
nó. Lúc trước, mình đã tiêu tốn thời gian để tìm ra cái căn nguyên gốc
rễ của nó. Còn giờ đây, khi mình đã hiểu cơ chế của nó thì mình lại
không biết làm cách nào để sống sót, và thoát khỏi thứ đó. Mình sẽ lại
mất ngủ đêm nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)